Ăn uống đúng cách để bảo vệ sức khỏe ngày tết

Ngoài ra để vui hưởng những ngày Tết trọn vẹn, cần phải cân nhắc chế biến và sử dụng hợp lý các loại thực phẩm để mang đến những giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
in-bao-li-xi-3
Dịp tết mọi người có xu hướng đi chơi nhiều hơn nên mỗi bữa chỉ nên ăn khoảng 70-80% lượng thức ăn so với bình thường và chia làm nhiều bữa, tối đa 4-5 bữa ăn mỗi ngày, không nên ăn quá no, uống quá say và phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chú ý ăn uống đúng cách bảo vệ sức khỏe ngày tết:

1. Các món thịt nguội, giò chả

Nhóm thực phẩm này chủ yếu cung cấp chất đạm và béo nhưng lại chứa nhiều acid béo no bão hòa nên không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, thực phẩm này có chứa hàn the để tạo độ giòn nên rất có hại. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp nên chú ý ăn uống đúng cách sử dụng hạn chế, không quá 100g thức ăn này mỗi ngày.

2. Bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tét, hầu như có đủ các chất dinh dưỡng bao gồm: đạm, tinh bột và mỡ, chỉ thiếu thành phần xơ. Nên bánh chưng thường được ăn kèm với dưa món, củ kiệu vì các món này cung cấp thành phần chất xơ vừa giúp cho người ăn ngon miệng vừa không có cảm giác ngán. Tuy nhiên cần lưu ý các loại bánh này rất giàu năng lượng (trên 200Kcal/100g), nhiều chất béo và lại là các chất béo từ thịt mỡ không có lợi cho sức khỏe.

Loại bánh này lại khá mặn ngay cả khi không ăn kèm dưa món nên có thể gây tăng tiết axit dịch vị nếu ăn nhiều. Do đó, ở người thừa cân, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh lý dạ dày có tăng tiết dịch vị…. không nên dùng nhiều bánh chưng, bánh tét .

3. Dưa món, củ kiệu

Dưa món, củ kiệu là món ăn không thể thiếu trong bữa . Các món dưa này cung cấp chất xơ là chủ yếu, không có nhiều các chất thiết yếu như vitamin và rất ít năng lượng. Tùy theo cách chế biến mà lượng muối trong các loại dưa này khác nhau. Nhưng nhìn chung, dưa muối đều chứa nhiều muối, nhất là các dạng dưa ngâm trong nước mắm thay vì ngâm dấm. Do vậy, muốn ăn uống đúng cách để bảo vệ sức khỏe ngày tết thì dưa muối không phù hợp với người cần giảm muối trong khẩu phần như bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc bệnh nhân suy thận.

Ngoài ra, nếu các loại dưa này được làm sẵn ngoài chợ, cần lưu ý nguy cơ người chế biến sử dụng các phụ gia có hại như các chất làm trắng, làm giòn, như hàn the… trong quá trình chế biến.

4. Thịt kho trứng

Món ăn hầu như không thiếu trong ngày Tết. Tuy nhiên, vì thịt mỡ chứa nhiều mỡ động vật không tốt nên đối với bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp hay bệnh lý gan mật, khi ăn nên bỏ phần mỡ và da. Ngoài ra, một lòng đỏ trứng có chứa khoảng 200mg cholesterol, nếu ăn quá lượng trên mỗi ngày sẽ có hại cho tim mạch vì gây ra xơ vữa động mạch. Vì vậy phải chú ý ăn uống đúng cách, lượng đạm ăn vào mỗi ngày nên khoảng 400g từ thịt, cá hoặc đậu hũ.

5. Thức ăn thô

Các loại thức ăn khô như tôm khô, lạp xưởng, vịt lạp, khô bò, khô cá cũng thường được dùng để biếu nhau trong dịp tết, và hiện diện khá thường xuyên trong bữa ăn ngày tết của các gia đình từ thành thị đến nông thôn. Tùy theo chất lượng của từng loại sản phẩm mà thời gian bảo quản và sử dụng khác nhau, nhưng các thực phẩm này nhìn chung đều quá mặn, có một số thì quá béo (như lạp xưởng, vịt lạp) nên cũng không tốt cho những người cần kiêng muối và kiêng mỡ.

Việc bảo quản trong quá trình bày bán và ngay tại gia đình cũng là một vấn đề cần chú ý, vì các thực phẩm này dễ bị bám bụi, bám khói, đồng thời là môi trường rất tốt cho nấm mốc và vi trùng phát triển.

Ngoài nguy cơ gây một số bệnh lý ung thư của các loại nấm mốc và các sản phẩm của khói, nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và dị ứng từ các loại này cũng khá cao. Vì vậy chỉ nên mua một số lượng vừa đủ ăn và lựa chọn nơi sản xuất uy tín, được quản lý về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

6. Mứt rim, bánh kẹo ngọt

Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của bánh mứt là chất bột đường và có thể có một lượng rất ít chất xơ nhưng không đáng kể. Với hàm lượng đường đơn cao, các loại bánh mứt đương nhiên những bệnh nhân tiểu đường hay người thừa cân, béo phì không nên sử dụng. Nói thế, không có nghĩa là người có sức khỏe bình thường hoặc người suy dinh dưỡng nên dùng nhiều bánh mứt, phải biết ăn uống đúng cách để bảo vệ sức khỏe ngày tết. Chỉ nên dùng vừa phải đủ để thưởng thức hương vị ngày Tết vì bánh mứt cung cấp năng lượng rỗng, làm tăng đường huyết dẫn đến chán ăn và làm mất cân đối khẩu phần ăn.

7. Trái cây

Trái cây là nguồn vitamin chính, chứa nhiều chất xơ, là thực phẩm giúp cân đối khẩu phần thức ăn giàu đạm, béo trong những ngày đầu xuân. Đối vời người bình thường có thể dùng 2-3 suất trái cây trong ngày (mỗi suất tương đương 1 quả táo, hoặc 3 múi bưởi, hoặc 2 trái mận, hoặc 1 quả cam vừa, hoặc 1 góc dưa hấu…). Đối với bệnh nhân đái tháo đường chú ý ăn uống đúng cách, không nên dùng quá 2 suất trái cây/ngày, các loại trái cây quá ngọt, hàm lượng đường cao không nên dùng quá 3 lần/tuần.

Những loại trái cây họ Citrus như cam, quýt, bưởi rất tốt cho những ngày này vì nhiều nước, nhiều chất xơ, giàu vitamin C, có lớp vỏ tự nhiên có thể bảo quản lâu và thuận tiện khi mang theo trong những chuyến đi ngắn dài ngày Tết.

8. Các thức uống trong những ngày Tết

Nước ngọt và rượu, bia là những thức uống phổ biến vào ngày tết. Đối với người bình thường thì mỗi ngày khoảng 300-400ml bia hoặc 60ml rượu nhẹ (rượu vang) là tốt cho sức khỏe. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, cũng có thể dùng nước ngọt ăn kiêng nhưng nên hạn chế không nên dùng quá 1 lon/ngày. Ngoài ra, cũng có thể dùng vài tách trà, ly rượu thơm là rất tốt.

Thực phẩm nào cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó.Thức ăn tốt hay xấu là phụ thuộc vào cách ăn uống của mỗi người, nên ăn uống đúng cách điều độ, vừa phải, đảm bảo đủ 3 bữa chính trong ngày. Ngoài ra để vui hưởng những ngày Tết trọn vẹn, cần phải cân nhắc chế biến và sử dụng hợp lý các loại thực phẩm để mang đến những giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *